Cách xây dựng bài luận xin học bổng nổi bật

Bài luận (Essay) là một phần không thể thiếu trong các dạng bài tập du học sinh phải thực hiện khi học tập tại nước ngoài. Tìm hiểu về cấu trúc, thể loại và cách viết luận sẽ giúp các bạn làm quen và chuẩn bị tốt khi du học. Cùng mình tìm hiểu cách hoàn thành bài tiểu luận thật ấn tượng qua bài viết sau đây nhé.

  • Bài luận (Essay) là gì?

  • Essay là gì? Essay được mọi người biết đến như một bài luận viết về một chủ đề cụ thể. Trong hồ sơ du học, essay là một bài luận được viết về bản thân hoặc một vấn đề liên quan đến học tập của bạn.
  • Bài essay du học thường được yêu cầu bởi các trường và được viết bằng tiếng Anh. Những bài essay này được sử dụng để trường hiểu thêm về bạn, lý do bạn muốn đi du học và khả năng suy nghĩ, thể hiện bản thân qua văn bản một cách thông minh hay không. Yêu cầu về độ dài cho những bài luận này thường ít hơn hai trang đánh máy.

Tầm quan trọng của bài luận

  • Bài essay đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tại một số quốc gia như Úc, Canada, Mỹ… Essay nằm trong bộ hồ sơ du học để phục vụ cho việc tuyển sinh tại các trường. Học sinh thường được hướng dẫn cách viết bài luận khi còn là học sinh để chuẩn bị tốt cho quá trình nộp đơn vào đại học.
  • Bài essay còn là một trong những thước đo đánh giá năng lực của sinh viên. Nhiều trường yêu cầu sinh viên phải gửi kèm bài luận thì mới được xét duyệt nhập học hoặc nhận học bổng.
  • Ngoài ra, trong môi trường học tập, bài luận có thể là một bài tập cá nhân hoặc theo nhóm. Nếu là bài tập nhóm thì khối lượng công việc cũng khó khăn hơn hoặc cần nhiều sự đầu tư hơn về độ dài cũng như tính quan trọng của vấn đề.
  • Những dạng bài essay phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 6 kiểu bài essay phổ biến, bao gồm:

  • Descriptive Essay (Bài luận mô tả): Với dạng bài luận mô tả, bạn sẽ ở vị trí ngôi thứ 3 và quan sát, miêu tả lại một chủ đề, hiện tượng nào đó. Đây cũng là đề tài mà các du học sinh phải làm khá nhiều trong quá trình du học sau này.
  • Autobiographical Essay (Bài luận tự truyện): Với bài luận tự truyện, sinh viên có thể kể lại chính cuộc đời của mình. Tuy nhiên nên đề cập tới những khía cạnh hay góc khuất nổi bật để khiến bài luận được trở nên thu hút và không nhàm chán.
  • Argumentative Essay (Bài luận mang tính tranh luận): Đây là những bài luận nhằm ủng hộ hoặc phản đối một chủ đề nào đó. Khi biết bài luận dạng Argumentative, sinh viên phải đưa ra quan điểm, lý lẽ để chứng minh cho nhận định của mình sao cho hợp lý nhất và được đánh giá cao.
  • Persuasive Essay (Bài luận thuyết phục): Với bài luận dạng này, bạn phải đưa ra quan điểm, lý lẽ, minh chứng khiến người đọc đồng ý và chấp nhận quan điểm của bạn là đúng.
  • Narrative Essay (Bài luận tường thuật): Đây là bài luận nhằm tường thuật diễn biến một sự việc nào đó, có thể là quá trình trải nghiệm bảo tàng, tham quan các di tích lịch sử…
  • Photo Essay (Bài luận bằng hình ảnh): Đây là một bộ sưu tập các hình ảnh có chung nội dung liên quan tới một câu chuyện nào đó. Tác giả có thể thêm bình luận hay đoạn văn nhằm diễn tả rõ hơn nội dung bức ảnh muốn chuyển tải.
  •  Cách viết một bài essay tốt

Hồi còn học cấp bậc THCS và THPT, chắc hẳn mọi người đã quá quen với việc viết một bài văn nghị luận xã hội trong môn Ngữ Văn. Một bài essay cũng có cấu trúc tương tự như vậy. Tuy nhiên khi đã lên tới trình độ đại học, một bài essay là gì và những luận điểm trong bài essay cũng cần được chú trọng và được đánh giá cao hơn.

Một bài essay cũng gồm 3 phần chính: Mở bài (Introduction), Thân bài (Body paragraphs) và Kết bài (Conclusion paragraph)

Introduction

Ở phần mở bài, sinh viên bắt buộc phải đưa ra được 2 ý chính:

  • General statement: Câu dẫn vào chủ đề
  • Thesis statement: Câu cần nêu lên ý chính toàn bài và chứa hết nội dung đề tài

Không có một quy định khắt khe nào đối với độ dài phần Introduction Paragraph của bài Essay. Tuy nhiên, thông thường độ dài lý tưởng cho phần này sẽ thường chiếm 5–10% so với độ dài toàn bộ bài luận.

Body paragraphs

Sau khi nhận chủ đề, bạn cần vạch ra luận điểm để chứng minh cho chủ đề nói trên. Và phần thân bài là phần để chứng minh cho từng luận điểm đấy khiến người đọc thuyết phục trước nhận định, ý kiến mình đã nêu.

Phần thân bài là phần quan trọng nhất của một bài essay. Trong phần này, bạn sẽ lần lượt phân tích từng luận điểm nhằm chứng minh cho thesis statement đã nêu phía trên. Thân bài thường gồm ba đoạn. Mỗi luận điểm sẽ được lập luận và trình bày theo từng đoạn riêng biệt.

Conclusion paragraph

Phần kết luận của một bài essay là phần đánh giá, tổng quan, tóm gọn lại cả bài viết. Thông thường, trong phần kết bài của một bài essay cần đảm bảo 3 nội dung:

  • Một câu tổng kết lại ý trong Thesis statement ở phần mở bài
  • Một câu tổng kết lại các ý đã nói đến trong phần thân bài
  • Một câu mở rộng chủ đề (có thể có hoặc không)
  • Các bước viết bài luận

Quá trình viết luận được chia làm ba bước: chuẩn bị, viết và chỉnh sửa. Ba bước này được áp dụng cho mọi dạng bài luận nhưng thời gian cho mỗi trước có thể khác nhau.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Lựa chọn đề bài viết luận (nếu được lựa chọn)
  • Tìm hiểu và nghiên cứu
  • Nghĩ ra luận đề (thesis)
  • Viết dàn bài

Bước 2: Viết

  • Viết phần giới thiệu
  • Viết phần thân bài theo từng đoạn văn
  • Viết phần kết luận

Bước 3: Xem lại và chỉnh sửa

  • Xem lại cấu trúc tổng thể
  • Kiểm tra nội dung từng đoạn văn
  • Chỉnh sửa các lỗi chính tả
  • Kiểm tra đạo văn

3 yếu tố quan trọng cần đảm bảo

Trong mỗi đoạn văn, bạn cần nắm chắc ba tính chất này “chảy” xuyên suốt:

  • Tính thống nhất: Các câu chữ tập trung vào một ý chính.
  • Thể hiện mạch phát triển: Diễn ra trong các ý tưởng được mô tả một cách kỹ lưỡng. Sự tỉ mỉ này bao gồm những bằng chứng mà bạn phải thu thập từ nghiên cứu của mình để hỗ trợ cho quan điểm mà bạn đang làm rõ trong đoạn văn.
  • Tính chặt chẽ: Tất cả các thông tin trong đoạn văn có liên hệ và vươn tới những luận điểm mà bạn đang muốn làm rõ.
  • Bí quyết viết bài luận một cách hiệu quả

  • Bắt đầu viết càng sớm càng tốt. Viết sớm sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, khắc phục thói quen trì hoãn và tăng thêm thời gian phát triển ý.
  • Luôn suy nghĩ về câu hỏi đề bài. Hãy tập trung vào câu hỏi và tránh việc lạc đề bằng cách đặt câu hỏi trước mặt mỗi khi viết.
  • Không nên viết một lần từ đầu đến cuối. Bắt đầu bằng những ý mà bạn đã chuẩn bị – có thể là vài câu hoặc vài ý đầu dòng. Nên viết phần thân bài trước theo từng đoạn một.
  • Viết giới thiệu và kết luận sau thân bài. Một khi bạn đã biết rõ bài luận trông như thế nào (phần thân bài), bắt đầu viết những phần còn lại.